Thứ Sáu, 28 tháng 1, 2011

6 tiền sử bệnh tật phụ nữ cần biết

Có rất nhiều căn bệnh di truyền từ đời này sang đời khác, đặc biệt là từ mẹ sang con gái. Vậy bạn đã bao giờ tìm hiểu xem cụ ngoiaj, bà ngoại hay mẹ đẻ bạn mắc những chứng bệnh gì không? M&B sẽ cùng bạn đặt ra một số câu hỏi cho các bậc tiền bối để biết được tiền sử bệnh tật trong gia đình và có kế hoạch phòng tránh nhé.
Mẹ bạn có bị bệnh loãng xương không?
Đây là căn bệnh có tỷ lệ người mắc bệnh cao, cứ 3 phụ nữ sau 50 tuổi thì có 1  người mắc bệnh loãng xương. Về lý thuyết, loãng xương là do tỷ trọng xương bị giảm mạnh, có nguy cơ gẫy cao. Những phụ nữ có mẹ, chị gái, cô dì đã mắc bệnh thì rủi ro mắc bệnh nhiều. Người mẹ đã mắc bệnh loãng xương thì con gái có rủi ro mắc bệnh cao gấp 5 lần so với những người khoẻ mạnh đặc biệt những người có hệ thống xương nhỏ, hoặc mãn kinh sớm.
- Cách khắc phục: mỗi người cần có cách phòng ngừa thích hợp : áp dụng chế độ luyện tập thể thao thường xuyên, nhất là những bài tập phù hợp như chạy bộ, tập hình thể, tần xuất 3 lần/tuần. Tăng cường uống các hợp chất chứa nhiều canxi như sữa, sữa chua..., liều lượng canxi thích hợp mỗi ngày là 800mg. Không hút thuốc, uống rượu bia vì đây là những độc tố có thể ngăn cản quá trình phục hồi của xương..
Đã bao giờ mẹ gặp khó khăn trong việc thụ thai, sinh con?
Một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến việc thụ thai ở phụ nữ là bệnh lạc màng trong tử cung (endometriosis). Đây là bệnh phụ khoa phổ biến sau bệnh về âm đạo. Nếu bị bệnh này, sẽ có 30% người mắc bệnh vô sinh và 10% gặp khó khăn trong thụ thai và sinh con. Bệnh khiến các mô hình thành bên ngoài dạ con. Khi các mô này vỡ ra sẽ bị ứ lại trong cơ thể gây đau và rất nguy hiểm. Những phụ nữ có mẹ mắc bệnh thì rủi ro mắc bệnh cao tới 7% so với mức 2% ở những người bình thường. Đến nay vẫn chưa có biện pháp tối ưu để phòng bệnh. Tuy nhiên nếu bạn thấy cơ thể có các hiện tượng như đau bụng, ra kinh nhiều, đau khi sinh hoạt tình dục, mệt mỏi nhất là khi lên dốc, lên cầu thang thì nên đặc biệt lưu ý.
Mẹ đã bao giờ mắc bệnh trầm cảm?
 Theo nghiên cứu mới nhất của các chuyên gia Đại học Y khoa Pittsburg, Mỹ những phụ nữ có mẹ mắc bệnh trầm cảm thì bản thân sẽ gặp rủi ro mắc  bệnh cao tới 3 lần.
- Cách khắc phục: Quan sát kỹ sẽ thấy người có tiền sử bệnh có triệu chứng buồn rầu, mất cảm hứng, giảm sút năng lượng, thiếu tập trung, mất ăn, mất ngủ,... Nếu mắc 1 trong số triệu chứng trên trong 2 tuần trở lên thì cần cho bác sĩ biết về tiền sử của gia đình. Trầm cảm là căn bệnh phức tạp, chứa đựng nhiều nguyên nhân Khi mắc bệnh, cần chú ý đến các yếu tố môi trường, giảm stress qua ăn uống, tăng cường luyện tập, đặc biệt là cân bằng ăn uống, giao lưu bạn bè và tránh xa các loại thuốc kích thích.
Đã bao giờ mẹ bị xảy thai?
 Theo các chuyên gia ở Hiệp hội phòng chống bệnh xảy thai của Anh (MA) thì xảy thai không phải là căn bệnh di truyền, nhưng có nhiều yếu tố di truyền tác động làm tăng nguy cơ gây bệnh như cao huyết áp, chứng huyết khối (hirombosis), hoặc hiện tượng tiền sản giật do khuyết tật nhau thai. Những phụ nữ có mẹ mắc bệnh thì tỷ lệ xảy thai cao hơn khoảng 4 lần so với người bình thường.
- Cách khắc phục: Nếu trong gia đình có người mắc chứng bệnh huyết khối thì cần nói cho bác sĩ biết để bác sĩ tư vấn việc cần làm trong giai đoạn mang thai. Các phụ nữ khi mang thai cần đi khám để biết được các nguy cơ gây bệnh tiền sản giật (như huyết áp cao, các thành phần prôtêin trong nước tiểu), khả năng phát triển cân bằng thai nhi, những bước chuẩn bị trong quá trình mang thai và sau khi sinh.
Mẹ có bao giờ mắc bệnh chán ăn?
Đây là chứng bệnh có ảnh hưởng rất lớn do di truyền gây ra, ngoài ra còn do những thói quen thiếu khoa học có từ khi còn nhỏ.Theo số liệu của Hiệp hội rối loạn về ăn uống  của Anh (EDA) thì có tới 20% số người mắc bệnh rối loạn ăn uống là do di truyền có từ cha mẹ. Trong căn bệnh này có chứng kích động chán ăn (anorexia nervosa) là phức tạp nhất, không chỉ do di truyền mà còn nhiều yếu tố ngoại lai, đặc biệt là yếu tố môi trường.
- Cách khắc phục: Đây là căn bệnh thần kinh nan giải, khó chẩn đoán nhất hiện nay. Vì vậy, việc khám  chữa bệnh còn nhiều hạn chế. Muốn khắc phục được căn bệnh này  trước tiên phải quản lí được stress, giảm thiểu stress, tạo ra cuộc sống vui vẻ, quan tâm tới cộng đồng.
Mẹ đã  bao giờ  mắc bệnh ung thư vú?
Tỷ lệ di truyền bệnh này tương đối thấp ngay cả khi có mẹ mắc bệnh thì tỷ lệ di truyền cũng không đáng kể.
- Cách khắc phục: Trước hết cần phải biết nguy cơ mắc bệnh. Sau khi hết chu kỳ kinh nguyệt, bạn có thể tự khám bằng tay để phát hiện xem có các cục nhỏ trong vú không. Sau đó hãy đi khám chuyên khoa, làm các phương pháp thử test bằng công nghệ cao để biết tình trạng bệnh và tiến hành điều trị kịp thời.

1 nhận xét:

  1. Bài viết cảu bạn rất hay và bổ ichcs với mọi ngwofi.... bên mình chuyên cung cấpphong xong hoi may xong hoi rất vui nếu bạn tham khảo sản phẩm của chúng tôi.. chân thành cãm ơn

    Trả lờiXóa